Nguyên nhân và dấu hiệu nhận biết máy vặt lông gà xuống cấp
- 1. Nguyên nhân khiến máy làm lông gà nhanh hỏng
- 1.1 Cho quá nhiều gà vịt vào máy vặt lông gà cùng một lúc
- 1.2 Nhúng gà vịt vào nước quá nóng
- 1.3 Không vệ sinh máy đánh lông gà sau mỗi lần sử dụng
- 1.4 Sử dụng nguồn điện không ổn định
- 1.5 Làm văng nước vào động cơ máy làm lông gà
- 1.6 Sử dụng máy vặt lông gà liên tục trong thời gian dài
- 2. 3 cách nhận biết máy vặt lông gà xuống cấp
- 3. Mẹo giúp sử dụng máy vặt lông gia cầm lâu bền
Sau một thời gian sử dụng máy vặt lông gà thường bị xuống cấp và hoạt động không hiệu quả, điều này sẽ khiến da gà vịt dễ bị trầy xước, dập mỏ hoặc không thể làm lông sạch sẽ.
Do đó, việc nắm rõ các nguyên nhân và dấu hiệu nhận biết máy vặt lông gà xuống cấp là rất quan trọng để bạn có thể kịp thời khắc phục, đảm bảo hiệu quả hoạt động của máy. Hãy cùng Thiết bị M5s tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây nhé!
1. Nguyên nhân khiến máy làm lông gà nhanh hỏng
1.1 Cho quá nhiều gà vịt vào máy vặt lông gà cùng một lúc
Nguyên nhân phổ biến nhất khiến máy vặt lông gia cầm nhanh hỏng đó là nhồi nhét quá nhiều gà vịt vào lồng vặt cùng một lúc. Điều này sẽ dẫn đến động cơ máy phải hoạt động với công suất cao hơn để xoay lồng vặt. Từ đó khiến động cơ nóng nhanh, dễ hư hỏng và giảm tuổi thọ.
Bên cạnh đó, do máy làm lông gà phải hoạt động quá tải, lực quay của lồng vặt không đủ mạnh để loại bỏ hết lông gia cầm.
1.2 Nhúng gà vịt vào nước quá nóng
Lý do tiếp theo khiến máy nhanh bị hỏng đó là nhúng gà vịt vào nước quá nóng. Nếu gà vịt bị nhúng vào nước quá nóng thì da sẽ mềm từ đó dễ xảy ra tình trạng rách da, dập mỏ. Bên cạnh đó, nhiệt độ nước quá cao có thể làm các núm cao su giãn nở quá mức, từ đó khiến núm vặt mềm đi, dễ bị hư hỏng sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả vặt lông và có thể khiến gà bị trầy xước.
1.3 Không vệ sinh máy đánh lông gà sau mỗi lần sử dụng
Nhiều người chủ quan rằng lông gà vịt sau khi tuốt xong sẽ theo máng xả trôi ra hết bên ngoài. Tuy nhiên điều này hoàn toàn sai lầm, thông thường sau khi vặt xong vẫn còn một lượng nhỏ lông mắc vào các núm cao su và lồng vặt.
Nếu không vệ sinh máy sau mỗi lần sử dụng lâu ngày sẽ khiến các bộ phận dễ bị gỉ sét và ăn mòn.
Ngoài ra, việc không vệ sinh máy thường xuyên còn tạo điều kiện cho vi khuẩn và nấm mốc phát triển, gây ra mùi hôi khó chịu và ảnh hưởng đến chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm.
1.4 Sử dụng nguồn điện không ổn định
Một nguyên nhân khác mà người dùng cũng thường gặp phải đó là không đảm bảo nguồn điện luôn ổn định khi máy vặt lông vịt vận hành. Việc sử dụng nguồn điện không ổn định có thể khiến động cơ của máy nhổ lông vịt hoạt động chập chờn, dẫn đến tình trạng máy bị cháy hoặc hư hỏng các bộ phận khác.
1.5 Làm văng nước vào động cơ máy làm lông gà
Trong quá trình vận hành và vệ sinh máy tuốt lông gà, một số người dùng không chú ý làm văng nước vào động cơ, nước có thể làm rỉ sét các bộ phận kim loại của máy, dẫn đến hư hỏng và giảm tuổi thọ máy.
Nặng hơn nữa có thể dẫn đến chập điện phần động cơ và các linh kiện điện tử khác trong máy. Điều này có thể dẫn đến cháy nổ, hư hỏng động cơ, thậm chí gây nguy hiểm cho người sử dụng.
Bên cạnh đó, bạn nên tham khảo thêm bài viết "Dấu hiệu của máy đánh lông gà kém chất lượng"
1.6 Sử dụng máy vặt lông gà liên tục trong thời gian dài
Mỗi máy vặt lông gà sẽ có mức công suất khác nhau, nếu bạn sử dụng máy liên tục trong thời gian dài mà không cho máy nghỉ thì về lâu dài sẽ khiến động cơ chạy yếu đi, từ đó ảnh hưởng đến tuổi thọ máy.
Trên đây là những nguyên nhân mà người dùng thường mắc phải nhất khi sử dụng máy đánh lông gà, khiến máy nhanh xuống cấp và dễ bị hư hỏng. Trong phần tiếp theo đây, M5s sẽ chia sẻ đến các bạn 3 cách nhận biết máy làm lông gà đã xuống cấp và cần được bảo trì sửa chữa kịp thời.
2. 3 cách nhận biết máy vặt lông gà xuống cấp
Hiệu quả vặt lông giảm
Dấu hiệu dễ nhận biết nhất cho thấy máy vặt lông gia cầm của bạn đã xuống cấp đó là gà vịt không được tuốt sạch lông. Do hiệu quả vặt lông giảm, thời gian cần thiết để vặt sạch lông gà sẽ kéo dài hơn so với bình thường. Thông thường, bạn chỉ cần mất 30 - 40s là máy có thể đánh sạch lông nhưng bây giờ lại cần đến 2 - 3 phút, tuy nhiên tỷ lệ làm sạch lại không được như mong đợi.
Máy phát ra tiếng ồn lớn, rung lắc mạnh
- Nếu máy vặt lông vịt của bạn phát ra tiếng ồn lớn hơn bình thường thì rất có thể do dây curoa hoặc vòng bi bị giãn, bị lỏng.
- Hoặc nếu như máy rung lắc mạnh trong quá trình đánh lông thì có thể do các nguyên nhân sau:
- Động cơ máy bị hư hỏng, trục trặc hoặc do động cơ đã xuống cấp do hoạt động trong thời gian dài.
- Các bộ phận khác trong máy như trục xoay, bánh đà,... bị hư hỏng cũng có thể khiến máy rung lắc mạnh khi hoạt động.
Xem thêm bài viết "Các lỗi thường gặp ở máy làm lông gia cầm" để nhận biết thêm những dấu hiệu phụ kiện máy đã xuống cấp và biết cách khắc phục kịp thời nhé!
Các bộ phận của máy thường xuyên bị hư hỏng
Nếu máy làm lông gà của bạn xuất hiện các tình trạng như máy đột ngột dừng hoạt động, nguồn nước cấp cho máy không ổn định hoặc khung máy bị gỉ sét,...thì có thể các bộ phận đã xuống cấp trầm trọng, cần được kiểm tra và thay mới kịp thời. Cụ thể như sau:
- Núm cao su bị mòn hoặc mất độ đàn hồi: Núm cao su là bộ phận trực tiếp tiếp xúc với gia cầm và chịu lực ma sát lớn. Nên sau một thời gian sử dụng thì núm cao su sẽ nhanh bị mòn hoặc mất độ đàn hồi, có thể làm trầy xước da gà.
- Vòng bi bị rơ: Vòng bi là bộ phận giúp giảm ma sát giữa các trục quay trong máy. Khi vòng bi bị rơ, nó sẽ tạo ra tiếng ồn lớn, khiến máy rung lắc mạnh và các bộ phận khác nhanh bị mòn.
- Động cơ bị hư hỏng: Khi động cơ bị hư hỏng, máy sẽ phát ra tiếng ồn lớn, có thể khiến máy hoạt động không ổn định hoặc không hoạt động được nữa.
- Dây curoa bị đứt: Dây curoa là bộ phận truyền lực từ động cơ đến lồng vặt. Khi dây curoa bị đứt hoặc giãn thì máy sẽ hoạt động không ổn định.
- Các bộ phận bị gỉ sét, cong vênh: Các bộ phận kim loại trong máy như khung, trục, lồng vặt,... có thể bị gỉ sét, cong vênh do thường xuyên tiếp xúc với nước.
Khi nhận thấy máy đánh lông gà có những dấu hiệu trên thì bạn cần dừng sử dụng máy ngay lập tức và tìm cách khắc phục sửa chữa kịp thời để đảm bảo thiết bị hoạt động hiệu quả và kéo dài tuổi thọ cho máy.
3. Mẹo giúp sử dụng máy vặt lông gia cầm lâu bền
Dưới đây là một số mẹo nhỏ mà M5s muốn chia sẻ đến các bạn để có thể sử dụng máy hiệu quả và lâu bền hơn:
- Kiểm tra máy kỹ lưỡng: Bạn cần đảm bảo rằng tất cả các bộ phận của máy đều hoạt động bình thường, không có dấu hiệu hư hỏng trước khi sử dụng.
- Nhúng gà vịt đúng cách: Nhiệt độ nước vặt lông nên dao động từ 60-70 độ C. Nếu nước quá nóng có thể làm gà bị tróc da và ảnh hưởng đến độ bền của núm cao su.
- Không nhồi nhét quá nhiều gia cầm: Việc nhồi nhét gà vịt vào lồng vặt có thể khiến máy bị quá tải và hư hỏng.
- Lưu ý đến thời gian vặt lông phù hợp: Thời gian vặt lông sẽ phụ thuộc vào kích cỡ của gia cầm. Bạn chỉ nên vặt lông trong khoảng 30-40 giây, không nên vặt lông quá lâu sẽ làm ảnh hưởng đến độ bền động cơ.
- Vệ sinh máy sau khi sử dụng: Sau mỗi lần sử dụng xong, bạn cần vệ sinh máy sạch sẽ để tránh bụi bẩn, lông gà bám vào máy gây gỉ sét.
- Không sử dụng máy vặt lông gà liên tục trong thời gian dài: Nên cho máy nghỉ ngơi sau mỗi 30 phút sử dụng để động cơ máy không bị nóng.
- Bảo dưỡng máy định kỳ: Nên định kỳ bảo dưỡng máy vặt lông gia cầm để đảm bảo máy hoạt động tốt.
Hy vọng với những chia sẻ của Thiết bị M5s trên đây đã giúp các bạn có thêm thông tin hữu ích về nguyên nhân và dấu hiệu nhận biết máy vặt lông gà xuống cấp. Từ đó biết cách sử dụng máy hiệu quả và lâu bền hơn. Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết!