Tổng hợp các lỗi thường gặp ở máy làm sữa hạt
Giống như các thiết bị điện tử khác, máy xay sữa hạt cũng có thể gặp một số trục trặc trong quá trình sử dụng. Trong bài viết này, Thiết bị M5s sẽ tổng hợp các lỗi thường gặp và hướng dẫn cách sửa máy làm sữa hạt cụ thể cho từng lỗi. Các bạn hãy cùng theo dõi nhé!
Bài viết dựa trên kinh nghiệm sửa chữa máy xay nấu sữa hạt nhiều năm của kỹ thuật viên tại Thiết bị M5s!
1. Máy làm sữa hạt không lên điện
Lỗi mà người dùng thường gặp phải nhất khi dùng máy nấu sữa hạt đó là đã cắm điện nhưng máy vẫn không lên điện. Nguyên nhân của lỗi này có thể do:
- Người dùng đóng nắp máy chưa đúng khớp.
- Hoặc cối xay chưa được lắp chặt với thân máy nên máy không thể lên điện.
Cách khắc phục:
- Đóng nắp đậy chặt với khớp cối xay.
- Đặt cối xay lên thân máy đúng với vị trí khớp nối.
- Hoặc bạn cần kiểm tra lại dây nguồn đã được cắm chặt hay chưa.
2. Đèn hiển thị sáng nhưng máy không hoạt động
Nguyên nhân:
- Người dùng chưa lựa chọn chức năng.
- Cho quá ít nước vào cối hoặc quên cho nước.
- Hoặc bộ phận cảm biến nhiệt của máy đã bị hỏng.
Cách khắc phục:
- Sau khi đèn hiển thị sáng lên thì bạn cần chọn chức năng nấu phù hợp sau đó nhấn bắt đầu để máy hoạt động.
- Bạn lưu ý thêm nước đến vạch mức nước theo quy định.
- Nếu bộ phận cảm biến nhiệt bị hỏng thì bạn cần mang máy đi sửa chữa.
3. Nút cảm ứng của máy xay sữa hạt không nhận
Một lỗi phổ biến khác mà người dùng thường gặp phải khi sử dụng những dòng máy làm sữa hạt có màn hình cảm ứng đó là nút cảm ứng không nhận.
Nguyên nhân:
Bề mặt màn hình điều khiển mịn bám bẩn hoặc dính nước.
Cách khắc phục:
Dùng khăn ẩm lau sạch bề mặt bàn phím là bạn đã có thể sử dụng được như bình thường.
4. Máy làm sữa hạt bị trào sữa ra ngoài
Các dòng máy nấu sữa hạt hiện nay thường có cảm biến chống trào có tác dụng ngăn cho sữa bị tràn ra ngoài trong quá trình xay nấu. Tuy nhiên trong nhiều trường hợp vẫn có hiện tượng sữa bị trào ra ngoài trong quá trình nấu.
Nguyên nhân có thể do:
- Do bạn chọn sai chức năng nấu.
- Hoặc có thể do bạn cho nước nhiều hơn mức quy định so với dung tích máy.
- Điện áp cấp cho máy cao hơn so với quy định.
- Do bạn đậy nắp máy chưa đúng khớp.
Cách khắc phục:
- Bạn cần lưu ý lựa chọn chương trình nấu tương ứng.
- Đong kỹ lượng nước theo quy định. Thông thường với máy xay sữa hạt dung tích 1.75L thì mực nước tối đa khi nấu sữa hạt chỉ 1200ml.
- Sử dụng bộ ổn áp để đảm bảo dòng điện luôn ổn định trong quá trình máy hoạt động.
- Bạn cần lưu ý đậy nắp máy thật chặt và đúng với khớp của cối xay để tránh sữa bị trào ra ngoài.
Để tìm hiểu kỹ hơn về lỗi này, Thiết bị M5s đã phân tích cho bạn siêu kỹ càng trong bài viết "máy nấu sữa hạt có trào sữa không?"
5. Cối của máy nấu sữa hạt bị nứt
Cối xay của máy làm sữa hạt thường được làm bằng nhựa ABS chất lượng cao hoặc thủy tinh chịu được nhiệt độ cao nên rất hiếm khi xảy ra tình trạng nứt vỡ do tiếp xúc với nhiệt cao. Nếu cối xay bị vỡ thì nguyên nhân có thể do:
- Người dùng vô tình đánh rơi máy từ trên cao. Hoặc cối xay bị va đập mạnh trong quá trình vệ sinh.
- Bạn để quên vật cứng trong cối như thìa, đinh, ốc vít,...
Cách khắc phục:
Nếu bạn phát hiện cối xay bị nứt vỡ thì bạn nên dừng sử dụng và mang máy đến đơn vị bán máy để được bảo hành và thay cối mới.
6. Nguyên liệu không được nghiền nhuyễn
Nếu thành phẩm sau khi nấu xong vẫn còn lợn cợn và nguyên liệu không được xay nhuyễn mịn thì máy đã gặp vấn đề.
Nguyên nhân:
- Bạn cho quá nhiều hoặc quá ít nguyên liệu vào cối.
- Máy tự khởi động chức năng bảo vệ.
- Do điện áp cấp cho máy quá thấp.
- Động cơ máy gặp vấn đề.
Cách khắc phục:
- Bạn cần đong đo nguyên liệu đúng với công thức.
- Nếu máy khởi động chức năng tự bảo vệ thì bạn cần ngắt điện sau đó chờ khoảng 1 tiếng rồi mới tiếp tục sử dụng.
- Sử dụng bộ ổn áp để đảm bảo nguồn điện luôn ổn định.
- Để đảm bảo an toàn hơn thì bạn cần mang máy đến trung tâm bảo hành để được kiểm tra và sửa chữa.
Bạn có thể tham khảo 100+ công thức làm sữa bằng máy cực chi tiết của Thiết bị M5s để chuẩn bị nguyên liệu cũng như gia giảm lượng nước phù hợp, để thành phẩm sữa thơm ngon và sánh mịn nhất nhé!
7. Lỗi E1, E2, E3 máy làm sữa hạt
Lỗi | Nguyên nhân | Cách khắc phục(VNĐ) |
---|---|---|
E1 |
- Lượng nước cho vào cối quá ít - Cho quá nhiều nguyên liệu khiến sữa quá đậm đặc. - Người dùng lắp các khớp cối bị vênh. |
- Thêm nước đúng với mức quy định. - Bạn cần đong nguyên liệu đúng với công thức. - Lưu ý lắp cối đúng với khớp máy. |
E2 |
- Nắp máy chưa được đóng đúng khớp. - Đáy cối xay bị vô nước hoặc bị ẩm ướt. |
- Đóng nắp máy chặt với khớp của cối xay. - Tháo các ốc của máy ra và dùng máy sấy tóc để sấy khô linh kiện bên trong. |
E3 |
- Cối xay bị cạn nước - Phần cối quá nóng. - Thêm quá nhiều nguyên liệu. |
- Cho nước đúng mực nước theo quy định của máy. - Cho nước lạnh vào bên trong cối để giảm nhiệt độ. - Lưu ý đong nguyên liệu đúng với công thức. |
E4 | Do điện áp cấp cho máy bất thường. | Bạn cần sử dụng bộ điều chỉnh điện áp để đảm bảo nguồn điện luôn ổn định. |
E5, E6, E7 | Máy bị lỗi trục trặc. | Bạn cần rút nguồn điện sau đó chờ khoảng 1 phút sau mới khởi động lại. Để đảm bảo an toàn bạn nên mang máy đi kiểm tra và sửa chữa. |
E08 (máy nấu sữa hạt Medion và Joyoung) |
- Cho quá nhiều nguyên liệu vào cối xay. - Nấu 2 mẻ sữa liên tiếp. - Thêm quá nhiều nước. |
- Đong nguyên liệu đúng với công thức. - Mỗi mẻ sữa nên cách nhau 30 phút để cối xay nguội bớt. - Lưu ý đến lượng nước cho vào cối. |
E19 (máy nấu sữa hạt Bluestone) | Cối xay quá nóng khiến mâm nhiệt bị khét hoặc gây ra tình trạng trào sữa ra ngoài. | Bạn nên sử dụng nước ở nhiệt độ phòng để nấu. Chờ cho đến khi cối xay nguội thì mới tiếp tục sử dụng máy. |
Mong rằng với những chia sẻ của Thiết bị M5s trong bài viết này sẽ giúp bạn nhận biết và khắc phục những lỗi thường gặp ở máy làm sữa hạt một cách hiệu quả nhất. Mọi thắc mắc về máy xay nấu sữa hạt thì bạn có thể liên hệ với chúng tôi qua số hotline để được hỗ trợ nhanh chóng nhất!