Hướng dẫn điều chỉnh độ siết đầu kẹp máy nhổ lông măng vịt
Bạn đang gặp tình trạng vặt lông gia cầm bằng máy nhặt lông măng vịt nhưng không mang lại hiệu quả cao? Lông vặt không được sạch? Nguyên nhân chính thường gặp có thể là do đầu kẹp nón bị lỏng lẻo, không được vặn chặt.
Trong bài viết ngày hôm nay, M5s sẽ giúp bạn khắc phục tình trạng này với các bước hướng dẫn điều chỉnh độ siết đầu kẹp máy nhổ lông măng vịt chi tiết và nhanh chóng nhất.
1. Các bước điều chỉnh độ siết đầu kẹp máy vặt lông măng
Ở phần đầu máy nhổ lông măng vịt sẽ bao gồm 2 con ốc điều chỉnh:
- Ốc điều chỉnh độ cân bằng kẹp
- Ốc điều chỉnh độ khít của kẹp
Để tiến hành điều chỉnh, các bạn sẽ làm theo các bước sau:
- Bước 1: Chuẩn bị cờ lê có kích thước phù hợp để dễ dàng điều chỉnh ốc, đồng thời xác định vị trí ốc cần vặn.
- Bước 2: Chạy thử máy để xem thiết bị cần điều chỉnh độ khít thêm nhiều hay ít.
- Bước 3: Nếu phần đũa kẹp không bằng nhau hay đầu kẹp quá lỏng, hãy siết chặt các phần ốc vít lại, cố định vị trí của đầu kẹp máy nhổ lông măng vịt sao cho 2 đầu nón cân bằng nhau và có độ khít phù hợp.
- Bước 4: Tiến hành siết chặt, cơ chế hoạt động của ốc vịt này như sau. Vặn theo chiều kim đồng hồ để siết chặt và vặn ngược chiều kim đồng hồ để nới lỏng.
- Bước 5: Bật máy và kiểm tra xem thiết bị đã hoạt động ổn định chưa. Nếu chưa, bạn có thể điều chỉnh lại cho thích hợp.
Lưu ý: Không nên chỉnh quá chặt, sẽ khiến da của gia cầm dễ bị cuốn vào thanh kẹp, khó hoạt động thiết bị hoặc thanh nón sẽ nhanh gãy.
2. Đầu nón kẹp máy nhổ lông măng bị hở gây ảnh hưởng gì?
Đầu nón kẹp bị hở có thể là nguyên nhân khiến quá trình vặt lông măng gia cầm không đạt hiệu quả. Khoảng cách giữa 2 đầu kẹp lúc này sẽ lớn hơn bình thường, lông măng sẽ không được nhổ sạch và còn sót lại nhiều lông tơ. Điều này làm người dùng phải tốn thêm 1 khoảng thời gian để vặt sạch lại lần nữa.
- Đầu nón hở có thể khiến lông bị kẹt hoặc kéo rách da gà, vịt làm ảnh hưởng đến chất lượng thành phẩm và an toàn vệ sinh.
- Đồng thời, đũa kẹp lông măng bị hở sẽ làm tăng ma sát và tiêu hao rất nhiều năng lượng trong quá trình vặt làm giảm tuổi thọ thiết bị đáng kể.
Một số nguyên nhân gây ra tình trạng này:
- Máy vặt lông măng vịt sau một thời gian dài sử dụng thì sẽ bị hao mòn, gỉ sét,...gây ra tình trạng hở đầu nón.
- Do người vận hành, lắp ráp không điều chỉnh độ siết của đầu nón phù hợp, quá lỏng hoặc quá chặt cũng có thể gây ra tình trạng hở đũa kẹp.
- Khoảng cách đầu kẹp bị giãn ra, quá lỏng do người dùng thường xuyên nhổ lông gà vịt quá cứng hoặc quá to. Sau một thời gian thì sẽ làm hai đầu đũa càng tách xa nhau hơn.
- Va đập mạnh trong quá trình di chuyển hoặc bảo quản cũng có thể khiến đầu nón bị hư hại gây ra tình trạng hở đầu nón kẹp máy vặt lông măng vịt cầm tay.
3. Bao lâu thì nên thay đầu nón kẹp máy làm lông măng?
Thời gian cần thay thế đầu nón kẹp máy làm lông măng vịt thường không cố định mà sẽ phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố. Nhưng thông thường 6 tháng/ lần, bạn nên thay đầu kẹp mới để đảm bảo an toàn cũng như hiệu quả nhổ lông măng của thiết bị.
Về các bước thay thế đầu nón, bạn có thể tham khảo thêm tại bài viết: “Hướng dẫn thay thế phụ kiện máy làm lông măng vịt cầm tay”.
- Đồng thời, để đảm bảo tính ổn định và kéo dài tuổi thọ cho thiết bị, người sử dụng cần thường xuyên kiểm tra, tra dầu bôi trơn và vệ sinh máy sạch sẽ sau mỗi lần sử dụng.
- Bảo quản máy nhổ lông măng vịt ở khu vực khô ráo, thoáng mát, tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời hay không gian ẩm ướt.
Kết luận:
Bài viết trên đây đã chia sẻ chi tiết đến bạn những thông tin liên quan đến chủ đề “Hướng dẫn điều chỉnh độ siết đầu kẹp máy nhổ lông măng vịt” chính xác nhất. Nếu bạn có nhu cầu mua máy nhổ lông gà vịt chạy điện hoặc pin cầm tay chính hãng hay các phụ kiện sửa chữa thay thế thì đừng bỏ qua gian hàng Thiết bị M5s.
Chúng tôi tự tin sẽ mang đến cho khách hàng những trải nghiệm hài lòng. Liên hệ ngay để được tư vấn!