Hướng dẫn tự chế tạo máy vặt lông gà cực đơn giản
Máy làm lông gà là thiết bị giúp làm sạch lông gia cầm lên đến 98%, vì vậy nó được sử dụng phổ biến không chỉ ở các cơ sở chế biến mà còn trong các hộ gia đình. Nhờ vào cấu tạo và nguyên lý hoạt động đơn giản, nên ngày càng có nhiều người muốn làm máy vặt lông gà tự chế ngay tại nhà.
Trong bài viết này, Thiết bị M5s sẽ giúp bạn tìm hiểu những thông tin cơ bản và cung cấp các bước để chế tạo máy đánh lông gà chi tiết nhất mà bất kỳ ai cũng có thể tự chế được. Ngoài ra, bài viết cũng sẽ nêu ra các ưu nhược điểm của dòng máy tự chế để bạn có thêm những đánh giá khách quan hơn. Cùng khám phá ngay nhé!
1. Cần chuẩn bị những gì để chế tạo máy đánh lông gà?
Để làm ra được một chiếc máy vặt lông gà hoàn chỉnh, trước tiên bạn phải trang bị kiến thức về chiếc máy này. Ví dụ như máy gồm những bộ phận nào, cơ chế hoạt động của máy ra làm sao. Ngoài ra, bạn cũng cần chuẩn bị các nguyên vật liệu để tiến hành quá trình chế tạo và lắp đặt.
Về cấu tạo của máy làm lông gà vịt sẽ bao gồm:
- Lồng vặt lông: nơi sẽ giúp bạn chứa gà vịt để tiến hành vặt lông.
- Núm cao su: đây là một trong những bộ phận quan trọng của máy, với công năng ma sát trực tiếp vào gia cầm, giúp đánh bay lông vũ
- Motor: việc máy hoạt động hay không, phụ thuộc 99% vào motor của thiết bị.
- Bánh đà và dây curoa: kết hợp với motor là quay trục xoay để giúp máy hoạt động
- Mâm xoay: nơi tiếp xúc trực tiếp với gà vịt và có guồng quay tác động lên cả lồng vặt giúp làm sạch gia cầm.
- Khung máy: giúp máy đứng vững và ổn định trong suốt quá trình hoạt động.
Về nguyên lý hoạt động của máy làm lông gia cầm cũng vô cùng đơn giản và dễ hiểu. Gà vịt sau khi đã được trụng nước sôi ở mức thời gian và nhiệt độ thích hợp thì được cho vào lồng vặt. Lúc này, khi bạn khởi động công tắc, hệ thống bánh đà sẽ xoay và từ đó mây xoay cũng hoạt động.
- Gia cầm bên trong lồng vặt sẽ chuyển động theo mâm xoay, ma sát trực tiếp với các núm cao su và từ đó loại bỏ sạch lông vũ.
- Đối với lông tơ, bạn có thể sử dụng dòng máy nhổ lông măng vịt gà để tối ưu hiệu quả làm sạch lên đến 100%.
Sau khi đã hiểu về cách máy vặt lông gà làm việc, bạn sẽ cần chuẩn bị các nguyên vật liệu sau để chế tạo:
- 1 chiếc thùng dày khoảng 1cm chất liệu nhựa, inox hoặc thép.
- 1 motor công suất 1K.W
- 1 tấm inox hoặc thép không gỉ để chế tạo mâm xoay
- 1 ống dẫn nước bằng nhựa (không bắt buộc)
- 130-150 núm cao su tự nhiên
- 1 dây curoa, 1 puli
- Một số máy móc hỗ trợ khác như: máy khoan, đinh vít, máy hàn, cờ lê.
2. Các bước tự chế tạo máy vặt lông gà đơn giản
Thiết kế lồng quay
Để tăng độ bền cũng như đảm bảo an toàn thực phẩm cho lồng quay, nơi trực tiếp tiếp xúc với thành phẩm gà vịt, bạn nên sử dụng các nguyên vật liệu như thép không gỉ hoặc inox để chế tạo.
Đầu tiên, bạn sẽ khoan 1 lỗ rộng có kích thước sao cho vừa đủ để gắn trục xoay. Tiếp theo, khoan những lỗ có kích thước phi 20mm ở phần thân thùng và đáy thùng để gắn núm cao su.
Làm máng xả lông và mâm xoay
Bạn có thể thiết kế mảng xả lông dạng phễu hoặc dạng dẹt tùy theo ý thích và bố trí chúng ở phần dưới của lồng quay. Máng để nghiêng 30 độ sẽ giúp lông được xả trôi dễ dàng hơn.
Về phần mâm quay, bạn cũng nên sử dụng nguyên vật liệu có chất liệu tương tự như lồng quay để hạn chế gỉ sét sau khi tiếp xúc với nước lâu ngày.
Chế tạo khung máy
Thông thường khung máy sẽ được chế tạo hình vuông để thích hợp với phần lồng vặt, bạn cần đo kích thước kỹ để thiết kế các phần sao cho khớp với nhau.
Lắp các bộ phận còn lại
Tiến hành gắn dây curoa, puly và điều chỉnh sao cho dây siết vừa đủ để giúp máy hoạt động ổn định, tránh mánh quay quá mạnh hoặc quá yếu ảnh hưởng đến thành phẩm vặt lông.
Về hệ thống cấp nước, bạn có thể khoan lỗ để lắp thêm ống dẫn có kết nối với nguồn nước. Hoặc sử dụng vòi phun trực tiếp trong suốt quá trình vặt lông diễn ra.
Ngoài ra, bạn cần lưu ý một số điểm sau trước khi chế tạo máy vặt lông gà:
- Cần trang bị các thiết bị và đồ dùng bảo hộ như bao tay, kính mắt bảo vệ mắt để đảm bảo an toàn trong quá trình chế tạo máy.
- Chuẩn bị các nguyên vật liệu có chất lượng tốt để sử dụng lâu bền
- Trang bị kiến thức cũng như kỹ năng sử dụng các thiết bị điện hỗ trợ chế tạo, lắp đặt máy.
3. Ưu, nhược điểm của máy làm lông gà tự chế
Bất kỳ thiết bị nào đều sẽ có những ưu, nhược điểm và thiết bị vặt lông tự chế cũng vậy.
Ưu điểm:
- Tiết kiệm chi phí: Bạn có thể tận dụng lại một số đồ dùng có sẵn trong nhà để chế tạo. Việc chế tạo phù hợp với những khách hàng có nguồn vốn hạn hẹp, số lượng gà vịt vặt ít.
- Đảm bảo đầy đủ chức năng: nếu bạn có kiến thức và rành rọt về máy móc thì việc chế tạo một chiếc máy đánh lông gà có khả năng làm sạch cao là điều hoàn toàn có thể.
Nhược điểm:
- Tốn thời gian và công sức: Nếu bạn là người yêu thích sự nhanh gọn, không đam mê việc mò mẫm thì việc chế tạo máy làm lông gà vịt là một điều nằm ngoài khả năng. Vì vậy, thay vì mất thời gian thì bạn có thể tìm mua máy làm sẵn nếu có kinh phí tốt.
- Có thể không đảm bảo chất lượng: Máy tự chế có thể không đảm bảo được yêu cầu về kỹ thuật và chất lượng do không được kiểm định kỹ càng bởi chuyên gia. Ngoài ra bạn cũng cần có kỹ năng sử dụng các thiết bị như máy hàn, máy khoan để có thể lắp đặt một chiếc máy đúng như mong muốn.
- Nguy hiểm tính mạng: Vì không được kiểm định kỹ càng trước khi sử dụng nên trong quá trình vận hành máy có thể thường xuyên gặp lỗi, một số trường hợp có thể gây chập điện cháy nổ ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng người dùng.
- Ngoài ra, máy vặt lông gà tự chế cũng có thể gặp phải một số lỗi, bạn có thể tìm hiểu thêm cách khắc phục trong bài viết “Các lỗi thường gặp ở máy làm lông vịt” của M5s nhé!
Thiết bị M5s vừa chia sẻ cho bạn các bước vô cùng chi tiết để chế tạo máy đánh lông gà ngay tại nhà, giúp tiết kiệm chi phí. Tuy nhiên, phương pháp tự chế này cũng sẽ mang lại những ưu và nhược điểm riêng cho nên bạn hãy cân nhắc kỹ trước khi quyết định làm nhé!