Hướng dẫn lắp đặt và sử dụng máy vặt lông gà từ A-Z
Máy vặt lông gà ngày càng được nhiều người biết đến và sử dụng bởi công năng làm sạch lông vô cùng ấn tượng. Vậy bạn đã biết cách dùng thiết bị này sao cho hiệu quả nhất chưa? Liệu các bước lắp đặt và sử dụng từ trước đến nay của bạn đã đúng cách? Hãy tham khảo ngay tất tần tật quy trình lắp đặt và dùng máy đánh lông gà do chuyên gia đến từ M5s chia sẻ trong bài viết này nhé!
1. Các bước lắp đặt máy vặt lông gà
Việc lắp máy đánh lông vịt đúng cách, an toàn cho người sử dụng là điều rất quan trọng trước khi đưa máy vào sử dụng.
Hầu như thiết bị đã được nhà sản xuất lắp ráp và cố định sẵn động cơ, bạn chỉ cần kết nối nguồn điện và ống dẫn nước. Sau đây là các bước lắp đặt chi tiết:
Bước 1: Chọn vị trí lắp đặt
- Máy phải được lắp ở vị trí thuận lợi, đảm bảo có nguồn điện ổn định và cung cấp đủ lượng nước cho thiết bị hoạt động tốt nhất.
- Bạn có thể lắp đặt ngoài hiên bếp, hoặc thiết kế sân có mái che để lắp đặt máy.
- Bên cạnh đó, trong quá trình máy hoạt động có thể gây nên tình trạng rung lắc. Vì vậy, còn chọn một không gian có địa hình bằng phẳng để đảm bảo.
Bước 2: Tiến hành cố định máy
Sau khi cố định vị trí lắp, tiến hành kiểm tra động cơ và các mối ốc vít, đảm bảo chắc chắn trước khi cho máy vào hoạt động. Điều này giúp bạn tránh tình trạng rung lắc hay hỏng hóc kịp thời.
Bước 3: Kết nối nguồn điện
Phần dưới thân động cơ có một nguồn dây điện, bạn có thể kết nối trực tiếp với ổ cắm điện hoặc một công tắc cầu chì. Nhằm phục vụ cho nhu cầu sử dụng, nhưng phải đảm bảo an toàn tuyệt đối cho người dùng.
Bước 4: Kết nối nguồn nước
Đối với các sản phẩm máy vặt lông gà vịt hiện nay đã được thiết kế cải tiến có hệ thống xả nước thông minh gắn ngay trên thành máy.
Ống nối nước phù hợp với nhiều đầu dẫn, vành khoang vặt lông gà có các lỗ thoát nước nhỏ. Khi thiết bị được kết nối với nguồn nước, nước sẽ được phun từ trên xuống giúp quá trình vặt lông được sạch hơn.
Bước 5: Cho máy hoạt động thử
Bật công tắc nguồn điện và cho máy chạy không tải để kiểm tra độ êm ái, mâm xoay có nhanh không,... Đảm bảo máy vận hành tốt trước khi đưa vào sử dụng
2. Hướng dẫn sử dụng máy đánh lông gà tự động
Máy vặt lông vịt tự động là thiết bị hỗ trợ đắc lực trong việc làm sạch lông gia cầm, giúp tiết kiệm thời gian và công sức cho người dùng. Để sử dụng máy hiệu quả và an toàn, bạn cần thực hiện theo các bước sau:
Trước khi sử dụng máy bạn cần chuẩn bị sơ chế gà vịt:
Bước 1: Cắt tiết gà vịt
Vị trí lý tưởng để cắt tiết gà hiệu quả nhất là phần cổ, không phải chính giữa cổ mà là 2 phía bên hông của cổ là phần mạch máu chính. Bạn hãy dùng dao sắc bén để cắt một đường dứt khoát ngay tại điểm này.
Lưu ý không cắt quá sâu sẽ khiến cổ gà vịt bị gãy hoặc rách miếng da lớn trong lúc vặt lông.
Bước 2: Trụng gà vịt với nước 70-80 độ
- Phần da của gia cầm khá là mỏng, dễ bị trầy xước hoặc rách trong quá trình làm sạch lông nếu bạn nhúng với nước quá nóng. Để lông được làm sạch hoàn toàn mà không mất thẩm mỹ cho gia cầm, bạn nên sử dụng nước có nhiệt độ từ 70-75 độ C.
- Nhúng gà vịt từ 35-40s cho gà và từ 45-50s cho vịt, nếu bạn sơ chế ngỗng, ngan thì hãy để thời gian lâu hơn.
- Quy trình trụng gà vịt đúng: Đầu tiên bạn cho 2 chân gà xuống nhúng trước với thời gian 15s để lớp da dày được mềm và bong ra. Sau đó nhúng toàn bộ phần thân gà vịt xuống nước nóng để trong 20-25s.
Chú ý: Khi trụng gà với nước nóng bạn nên đeo bao tay hoặc dùng kẹp để nhúng để tránh bị phổng. Để không mất thời gian làm lông gà vịt, bạn hãy đun nước trước sau đó cắt tiết gà luôn để quá trình vặt lông được nhanh hơn nhé.
Quy trình sử dụng máy vặt lông gà đúng cách:
Bước 1: Bật máy
- Bật công tắc cho nguồn điện kết nối với động cơ để máy vận hành theo quy trình
- Mở van xả nước cùng lúc để hỗ trợ quá trình vặt lông gà vịt được sạch, nhanh hơn
Bước 2: Cho gia cầm vào lồng vặt
- Sau khi trụng gà vịt ở bước trên bạn hãy nhanh chóng cho vào lồng vặt lông, để tránh lông gà bị nguội và khô lại khiến quá trình đánh lông không được sạch. Nếu nhúng lại với nước nóng thì sẽ bị rách và xước da, khiến da của gà vịt bị tái chín không còn tươi ngon nữa.
- Bạn có thể cho số lượng gia cầm nhiều con cùng một lúc, tùy vào kích thước phi của thiết bị.
Bước 3: Theo dõi quá trình làm sạch lông gà
Máy làm lông gia cầm làm sạch lông nhanh chóng từ 40-60 giây, tùy vào loại gia cầm mà có thời gian làm sạch khác nhau. Bạn cần theo dõi và quan sát quá trình làm sạch này để dừng máy đúng, đảm bảo gia cầm không bị trầy xước, gãy mỏ, dập cánh khi xoay quá lâu trong khoang máy.
Bước 4: Vệ sinh máy
Sau khi hoàn thành quá trình làm sạch lông gia cầm, bạn cần vệ sinh cho lồng vặt được sạch sẽ trước khi sử dụng cho lần sau.
Bạn hãy xả nước cho tất cả lông được thoát ra ngoài, tránh tình trạng ứ đọng, có thể làm kẹt mâm xoay hoặc tạo cơ hội cho vi khuẩn xâm nhập. Hãy thường xuyên vệ sinh máy để đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm và tăng tuổi thọ sử dụng cho thiết bị.
3. Một số lưu ý sử dụng máy vặt lông gà bền bỉ
Nếu bạn muốn thiết bị máy đánh lông gà của mình được hoạt động ổn định và bền bỉ trong thời gian dài, thì bạn cần chú ý một số điều sau:
Không nhồi nhét quá nhiều gia cầm cho một mẻ:
- Điều này không chỉ khiến lông không được làm sạch hết, mà còn khiến gà vịt tạo lực cọ xát mạnh vào những núm cao su gây trầy xước hoặc gãy núm.
- Khiến thành phẩm gà vịt mất thẩm mỹ và tốn tiền thay núm cao su mới.
- Việc vặt quá nhiều gia cầm trong một mẻ, quá công suất hoạt động của máy có thể khiến thiết bị nhanh xuống cấp.
Dùng thau chậu lớn để hứng nước và lông thừa:
- Nếu bạn vặt lông gà vịt số lượng lớn mỗi ngày, lượng lông và nước chảy ra nhiều sẽ bắn tung tóe lên động cơ và thành vỏ máy phía dưới, khiến bộ phận này nhanh han gỉ, hao mòn.
- Để đảm bảo máy vặt lông gia cầm bền bỉ tuổi thọ lâu hơn, bạn hãy thường xuyên vệ sinh thiết bị. Nếu bạn lười vệ sinh thì đây chính là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến việc máy làm lông gia cầm bị hoen gỉ.
- Kiểm tra nguồn nước:
- Đảm bảo nguồn nước cung cấp cho máy luôn sạch và đủ. Nước bẩn có thể làm tắc nghẽn các ống dẫn nước và làm giảm hiệu quả làm sạch lông.
- Có thể tốn chi phí nước nếu như bạn xả số lượng nước quá nhiều cho quá trình vặt lông.
- M5s gợi ý bạn có thể sử dụng vòi nước ở bên ngoài để xịt trực tiếp vào lồng vặt, nhằm dễ dàng hơn trong việc tùy chỉnh lượng nước, độ mạnh yếu lực phun nước và xịt được vào nhiều ngóc ngách mà vòi nước được trang bị sẵn khó len lỏi vào được.
Cho máy nghỉ ngơi:
Không nên để máy chạy quá lâu và liên tục mà cần cho máy nghỉ ngơi 5-10 phút sau khi vặt từ 3-4 mẻ. Điều này sẽ giúp cho động cơ không bị quá tải, nóng hay bị cháy.
Kiểm tra máy định kỳ:
Hãy kiểm tra định kỳ 6 tháng/lần các bộ phận của máy như dây curoa, motor, núm cao su... để kịp thời phát hiện và khắc phục các hư hỏng.
Lời kết:
Sau khi tham khảo bài viết này, M5s hy vọng bạn đã nắm vững cách lắp đặt và sử dụng máy làm lông gia cầm đúng và hiệu quả nhất. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào, đừng ngần ngại để lại bình luận bên dưới, để chuyên viên tại M5s giải đáp nhanh nhất.
M5s tự hào là nhà cung cấp các sản phẩm thiết bị máy vặt lông gà vịt chất lượng, uy tín nhất tại TP.HCM. Bạn hoàn toàn có thể tin tưởng mua sắm và sử dụng sản phẩm, với chế độ bảo hành 12 tháng, nhân viên hỗ trợ nhiệt tình chu đáo.