4 lỗi thường gặp ở máy nhổ lông măng vịt và cách khắc phục
Máy nhổ lông măng vịt sau một thời gian vận hành thường xảy ra một số trục trặc vì nhiều lý do khác nhau khiến bạn không thể tiếp tục sử dụng.
Dưới đây là 4 lỗi thường gặp ở máy vặt lông vịt cầm tay và cách khắc phục hiệu quả mà Thiết bị M5s muốn chia sẻ với bạn. Hãy cùng theo dõi ngay nhé!
1. Máy nhổ lông măng vịt không thể nhổ sạch lông
Nếu như bạn đang sử dụng máy làm lông măng vịt mà tự nhiên thấy máy không thể nhổ sạch lông măng, lông con nữa. Đây là dấu hiệu cho thấy đầu kẹp của máy có vấn đề.
Nguyên nhân có thể dẫn đến lỗi này do: Khoảng cách giữa hai đầu kẹp cách xa nhau do bạn thường xuyên nhổ lông to, lông cứng. Lâu dần sẽ khiến hai đầu kẹp tách xa nhau nên không thể nhổ lông măng được nữa.
Cách khắc phục mà bạn có thể áp dụng đó là vặn ốc điều chỉnh độ khít của đầu kẹp lại sao cho khoảng cách giữa hai nón kẹp khít lại với nhau.
2. Nút nguồn của máy nhổ lông măng vịt bị hỏng
Đây cũng là lỗi mà người dùng thường gặp phải khi sử dụng máy nhổ lông măng vịt cầm tay. Dấu hiệu khi xảy ra lỗi này đó là bạn đã nhấn nút nguồn nhưng máy không hoạt động hoặc hoạt động chập chờn.
Nguyên nhân:
- Nguyên nhân chủ yếu do nút nguồn bị hỏng do đã sử dụng trong thời gian dài.
- Hoặc lò xo của công tắc bị gỉ sét do tiếp xúc với nước thường xuyên.
Cách khắc phục:
- Trong trường hợp nút nguồn bị hỏng thì bạn cần thay nút nguồn mới.
- Sử dụng dung dịch chống oxi hóa để xịt vào nút nguồn, để loại bỏ lớp gỉ sét.
3. Đầu kẹp của máy nhổ lông vịt cầm tay bị gãy
Nếu đầu kẹp của máy vặt lông măng vịt bị gãy hoặc bị kẹt thì có thể do một trong những nguyên nhân sau:
- Mối hàn giữa đầu kẹp và bánh răng không được hàn đúng khớp từ đó khiến đầu kẹp bị gãy.
- Hoặc có thể do ốc điều chỉnh độ cao thấp của đầu kẹp bị vặn quá chặt. Nên khi hai đầu kẹp hoạt động ở tốc độ cao sẽ bị ma sát nhau rồi bị gãy.
Cách khắc phục:
- Nếu hai đầu kẹp đã bị gãy thì bạn cần thay đầu kẹp mới.
- Nếu bạn thấy hai đầu kẹp không cân bằng nhau thì cần điều chỉnh lại. Bằng cách nới lỏng các ốc vít cố định đầu kẹp, sau đó bấm cho máy hoạt động khoảng 5s sau rồi lại tắt máy. Tiếp tục, điều chỉnh lại độ cân bằng giữa hai đầu kẹp rồi vặn ốc chặt lại. Bạn cần lưu ý các ốc cố định không được vặn quá chặt sẽ khiến đầu kẹp bị rơ lâu ngày sẽ bị gãy.
Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm bài viết so sánh máy làm lông măng vịt và máy vặt lông gà, nếu bạn đang băn khoăn không biết nên dùng loại nào nhé!
4. Đầu kẹp của máy nhổ lông măng vịt bị mòn
Nếu đầu kẹp của máy nhổ lông vịt cầm tay bị mòn thì lúc này bạn cần thay mới để máy làm lông hiệu quả hơn. Thông thường, sau khoảng 2 - 3 tháng thì đầu kẹp sẽ bị mòn, do đó bạn cần lưu ý để kịp thời thay mới.
Bên cạnh đó, để kéo dài tuổi thọ cho máy thì bạn cần tra dầu vào máy mỗi tuần (nếu tần suất sử dụng máy để vặt 50 - 80 con/ngày). Những bộ phận cần tra dầu để chống gỉ sét như đầu kẹp, vòng bi và bánh răng.
Đặc biệt bạn cần lưu ý không nên sử dụng mỡ lợn hoặc dầu ăn để tra vào máy, bởi vì hai loại này sẽ khiến các bộ phận nhanh bị gỉ sét hơn. Chúng tôi khuyên bạn nên sử dụng dầu máy khâu công nghiệp để tra vào máy, như vậy sẽ mang lại hiệu quả làm việc cao và ít bị gỉ sét hơn.
Tổng kết:
Trên đây là 4 lỗi thường gặp ở máy nhổ lông măng vịt cầm tay và cách sửa chữa đơn giản nhất mà bạn có thể thực hiện. Hy vọng bạn có thể sử dụng máy hiệu quả hơn. Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết!