Tổng hợp và phân biệt các dòng máy trộn bột chi tiết từ A đến Z

Bài viết này Thiết bị M5s sẽ tổng hợp và phân biệt các dòng máy trộn bột chi tiết từ A đến Z. Theo dõi ngay, để bổ sung thêm kiến thức và thông tin chi tiết về các thiết bị trộn bột. Từ đó giúp bạn đưa ra sự lựa chọn phù hợp nhất cho nhu cầu sử dụng của mình một cách dễ dàng.  

1. Tổng hợp và phân biệt các dòng máy trộn bột chi tiết từ A đến Z 

Máy trộn bột là thiết bị nhà bếp chuyên dụng được dùng trong hộ gia đình, tiệm bánh ngọt, lò bánh mì, bánh bao hay bánh trung thu,... Thiết bị giúp cho quá trình trộn, đánh bột được hiệu quả hơn, tiết kiệm thời gian hơn rất nhiều so với những phương pháp thủ công. 

Máy nhồi bột được phân ra thành nhiều dòng máy khác nhau, với đa dạng mẫu mã, tính năng và công dụng, với 3 loại chính là: máy đánh bột cầm tay, máy nhồi bột gia đình và công nghiệp. 

1.1 Máy trộn bột cầm tay

  • Máy đánh trứng cầm tay là dòng máy chuyên dùng để đánh bông lòng trắng trứng, đánh bột mịn,loãng...với giá thành rẻ, phù hợp với gia đình, tiệm bánh sử dụng cho số lượng nhỏ trong ngày. 
  • Thiết kế nhỏ gọn, dễ dàng trong việc di chuyển linh hoạt đến nhiều vị trí làm việc khác nhau. 

Máy đánh trứng trộn bột cầm tay

  • Cấu tạo máy bao gồm: thân máy và que đánh bột, vận hành máy bằng các công tắc trên tay cầm, di chuyển máy để trộn đều nguyên liệu. 
  • Tuy dễ dàng trong việc sử dụng nhưng đòi hỏi rất nhiều lực ở tay cầm nên người thao tác khá là mất sức khi phải trộn liên tục.
  • Giá thành có thể dao động từ: 600.000 đến 2.000.000 đồng. 

1.2 Máy đánh bột mini gia đình 

  • Các dòng máy nhồi bột mini gia đình thường có kích thước to hơn các dòng cầm tay nhưng vẫn đảm bảo không chiếm nhiều không gian bếp của bạn. 
  • Ngoài chức năng trộn bột, đánh bông trứng thì máy còn có thể trộn nhân bánh bao, đánh nhuyễn bơ, đánh bông kem,...để làm ra nhiều món bánh thơm ngon, hấp dẫn. 
  • Công suất hoạt động mạnh mẽ, tùy vào mã máy mà công suất có thể từ 300W đến 1000W đáp ứng mục đích sử dụng trong gia đình hay các tiệm bánh nhỏ lẻ. 

Máy trộn bột gia đình

  • Chất liệu cấu tạo inox 304 cao cấp, đa dạng dung tích cối trộn từ 4 lít đến 7 lít,.. giúp hiệu suất làm việc nâng cao, dễ dàng vệ sinh và đảm bảo an toàn thực phẩm. 
  • Cấu tạo máy nhồi bột mini gia đình bao gồm: cối trộn bột, càng đánh bột, thân máy và động cơ máy. 
  • Có thể điều chỉnh tốc độ nhồi bột dễ dàng bằng núm vặn điều chỉnh cực kỳ đơn giản. 
  • Giá thành của máy nhào bột mini gia đình  thường sẽ rẻ hơn so với các dòng máy nhồi bột công nghiệp từ: 2.000.000 đến 7.000.000 đồng. 

1.3 Máy trộn bột công nghiệp 

Phân loại theo cấu tạo, hình dáng

Máy nhào bột dạng đứng: 

  • Máy nhồi bột công nghiệp có thể trộn cùng lúc từ 4kg, 7kg, 19kg, 15kg, 30kg, 50kg.....cao nhất lên đến 100kg/mẻ giúp người dùng tăng năng suất sản xuất, tiết kiệm thời gian sản xuất hơn so với các dòng máy trộn khác.
  • Thiết kế đứng, nhỏ gọn phù hợp cho mọi không gian bếp của bạn, không chiếm nhiều không gian diện tích làm việc.

Các loại máy trộn bột dạng đứng

 

  • Chất liệu cấu tạo từ thép cao cấp giúp máy hoạt động bền bỉ, ổn định trong suốt quá trình trộn bột. 
  • Trang bị thêm các tính năng như: điều chỉnh tốc độ nhanh/chậm, lồng bảo vệ, dừng khẩn cấp,...giúp người dùng linh hoạt sử dụng và yên tâm trong quá trình vận hành. 

Máy nhồi bột nằm ngang: 

  • So với các dòng máy cầm tay, mini gia đình thì kích thước của máy nhồi bột công nghiệp nằm ngang thường lớn hơn rất nhiều. Nên cần khu vực làm việc rộng rãi, có không gian thoải mái để vận hành và lưu trữ. 
  • Đi kèm với đó là công suất hoạt động lớn lên đến 1100W, âu trộn bột to hơn nên đem lại hiệu quả công việc cao. 
  • Máy đánh bột công nghiệp nằm ngang là lựa chọn hợp lý nhất dành cho các cơ sở chuyên làm bánh ngọt, bánh trung thu, dược liệu, ngũ cốc, gia vị,...với số lượng lớn trong ngày. 
  • Giá thành các dòng máy đánh bột thường khá cao dao động từ: 7.000.000 đến 80.000.000 đồng. 

Máy trộn bột nằm ngang

Máy trộn bột dạng trống (dạng lồng quay) 

  • Đây là thiết bị chuyên dùng để trộn các loại nguyên liệu khô. Không chỉ được dùng để trộn bột, loại máy này còn được dùng để trộn thuốc, dược liệu, thức ăn chăn nuôi,.. với sức chứa có thể lên đến 400kg. 
  • Với công suất trộn ấn tượng, thiết bị thường được sử dụng trong các cơ sở chế biến có quy mô lớn, theo dây chuyền sản xuất.
  • Tùy thuộc vào dung tích trộn của máy mà thiết bị sẽ có mức giá khác nhau. Thông thường, giá của máy sẽ có phần rẻ hơn so với các loại máy đánh bột dạng đứng tầm 1-2 triệu đồng do hạn chế về chức năng hơn. 

Máy trộn bột dạng trống (dạng lồng quay)

>> Xem thêm bài viết so sánh máy nhào bột công nghiệp và gia đình để dễ dàng hơn trong việc chọn lựa dòng máy phù hợp với nhu cầu. 

Phân loại máy đánh bột theo chức năng

Máy trộn bột khô: Với dòng máy nhồi bột khô, bạn có thể sử dụng để trộn các loại nguyên liệu như bột khô, cám, cốm,...dùng cho quá trình sản xuất thực phẩm, dược phẩm và mỹ phẩm. Tốc độ quay của thiết bị thường nhanh, lực quay êm ái, nhẹ để bột có thể trộn đều dễ dàng. Giá dao động từ: 7.000.000 đến 50.000.000 đồng. 

Máy trộn bột ướt: Với dòng máy nhào bột ướt, bạn có thể dùng để trộn đều các nguyên liệu có độ đặc dẻo và ẩm như bột mì, bột gạo, bột mì, bột ngô,... cần tốc độ đánh chậm, đảm bảo lực đánh bột cao để thành phẩm được dẻo mịn và đồng nhất. Giá thành dao động từ: 35.000.000 đến 100.000.000 đồng.

Máy trộn bột ướt và trộn bột khô

2. Những lưu ý khi lựa chọn mua máy nhồi bột 

Trước khi đưa ra quyết định mua máy trộn bột, bạn cần cân nhắc đến một vài yếu tố sau đây: 

Xác định rõ nhu cầu sử dụng

  • Bạn cần sử dụng máy trộn bột cho gia đình hay cho cơ sở sản xuất kinh doanh? Có thường xuyên sử dụng máy không?
  • Số lượng bột hay nguyên liệu, thực phẩm cần trộn trong ngày từ 1kg, 2kg, 5kg, 10kg,...hay là bao nhiêu? Bạn muốn dùng máy để chế biến món gì? Vì mỗi loại bột, nguyên liệu đều cần được điều chỉnh tốc độ trộn, lực đánh khác nhau. 
  • Việc xác định rõ nhu cầu sử dụng, mục đích sử dụng sẽ giúp bạn đưa ra lựa chọn phù hợp nhất. Tránh mua máy không phù hợp gây lãng phí tiền bạc và tốn kém thời gian. 

Các loại máy trộn bột phổ biến hiện nay

Công suất và năng suất hoạt động

  • Nếu bạn chỉ sử dụng máy để làm bánh trong gia đình thì các dòng máy đánh trứng cầm tay, mini gia đình với công suất từ 300 đến 600W là vừa đủ. 
  • Đối với các cửa hàng bánh ngọt, cơ sở chế biến thực phẩm quy mô lớn, đòi hỏi số lượng sản xuất trong ngày nhiều thì nên chọn các dòng máy có công suất từ 800W trở lên là phù hợp. 
  • Công suất máy càng lớn thì tốc độ trộn sẽ càng nhanh, điều này sẽ giúp máy trộn được lượng bột nhiều, cứng hiệu quả và tiết kiệm thời gian hơn. 

Chất liệu cấu tạo máy

  • Nên lựa chọn máy làm bằng 100%  thép không gỉ để đảm bảo độ bền, có thể sử dụng lên đến 10-15 năm nếu bạn biết vệ sinh và bảo quản máy đúng cách. 
  • Tô trộn nên được làm từ inox cao cấp, với khả năng chịu nhiệt tốt, cao giúp năng suất trộn bột nhanh chóng, đạt được hiệu quả cao hơn so với việc trộn truyền thống mà vẫn đảm bảo thành phẩm bột được  đồng đều, mềm mịn. 
  • Motor được quấn 100% dây đồng để máy có thể vận hành mạnh mẽ và duy trì sự ổn định trong quá trình trộn. 
  • Lựa chọn các dòng máy có kích thước nhỏ gọn, không chiếm quá nhiều diện tích lắp đặt và lưu trữ sau khi sử dụng xong. 

Chất liệu máy trộn bột

Các tính năng khác

  • Máy nên được trang bị thêm nhiều móc trộn bột đều người dùng linh hoạt trong quá trình sản xuất, phù hợp với nhiều loại bột khác nhau từ bột mì, bột bánh bao, pizza,... 
  • Nên kết hợp thêm các tính năng an toàn như: nút dừng khẩn cấp, lồng bảo vệ,...giúp người dùng hoàn toàn yên tâm khi vận hành máy. 

Thương hiệu sản xuất

  • Nên sử dụng các dòng máy trộn bột có thương hiệu, nguồn gốc xuất xứ uy tín như: Hongling, Bosch, KitchenAid,...để đảm bảo được 100% về chất lượng và độ bền
  • Lựa chọn mua hàng tại các đơn vị phân phối, cung cấp uy tín 100% để tránh mua phải hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng làm  tốn kém chi phí mà hiệu suất công việc lại không đạt. 

Giá thành phù hợp 

  • Trước khi đưa ra quyết định mua hàng, bạn có thể tham khảo thêm 1 số ý kiến từ những người xung quanh như gia đình, bạn bè, người thân,...có tránh mua hàng tại nơi có giá thành quá cao. 
  • So sánh giá cả từ nhiều nguồn khác nhau, từ đó bạn sẽ lựa chọn được địa điểm mua hàng phù hợp. 

Ngoài ra, bạn có thể tìm hiểu thêm bài viết cung cấp một số kinh nghiệm chọn mua máy nhồi bột của Thiết bị M5s. 

Trên đây là bài viết tổng hợp và phân biệt các dòng máy trộn bột chi tiết từ A đến Z mà Thiết bị M5s giới thiệu đến bạn. Nếu bạn đang có nhu cầu tìm kiếm những dòng máy nhồi bột từ mini đến công nghiệp, hãy liên hệ đến cửa hàng Thiết bị M5s ngay. Chúng tôi luôn sẵn sàng hỗ trợ khách hàng 24/7 qua số hotline: 0944.010.055. 


Tin tức liên quan

Top 5 máy làm sữa hạt chống trào bạn nên sử dụng
Top 5 máy làm sữa hạt chống trào bạn nên sử dụng

141 Lượt xem

Sở hữu một chiếc máy làm sữa hạt chống trào hiệu quả sẽ giúp bạn không phải lo lắng về vấn đề sữa bị trào ra trong quá trình xay nấu. Cùng Thiết bị M5s tham khảo ngay top 5 máy làm sữa hạt chống trào tốt nhất hiện nay mà bạn nên sử dụng qua bài viết này nhé!    
Máy trộn bột bánh bao chuyên dụng cho cơ sở kinh doanh
Máy trộn bột bánh bao chuyên dụng cho cơ sở kinh doanh

189 Lượt xem

Máy trộn bột bánh bao là một trong những thiết bị không thể thiếu trong các cơ sở kinh doanh bánh bao, giúp tối ưu hóa quy trình sản xuất đồng thời làm ra những chiếc bánh bao thơm ngon, mềm mịn.  Trong bài viết này Thiết bị M5s sẽ giới thiệu về các loại máy nhồi bột bánh bao chuyên dụng phổ biến hiện nay, từ đó giúp bạn lựa chọn một chiếc máy phù hợp cho cơ sở kinh doanh của mình nhất.
Tại sao máy vặt lông gà làm trầy da, gãy cánh, dập mỏ gà vịt?
Tại sao máy vặt lông gà làm trầy da, gãy cánh, dập mỏ gà vịt?

178 Lượt xem

Nếu bạn đang sử dụng máy vặt lông gà mà gặp phải tình trạng gà vịt sau khi làm lông xong lại bị trầy da, gãy cánh hay dập mỏ thì cũng đừng quá lo lắng. Có thể do bạn đang sử dụng loại máy nhổ lông gà kém chất lượng hoặc sử dụng máy không đúng cách.
Cách làm chả mỡ - Hướng dẫn chi tiết cách làm tại nhà
Cách làm chả mỡ - Hướng dẫn chi tiết cách làm tại nhà

111 Lượt xem

Cách làm chả mỡ có khó không? Câu trả lời là không, với nguyên liệu dễ tìm, cách làm đơn giản bạn hoàn toàn có thể tự làm chả mỡ ngay tại nhà và thưởng thức cùng gia đình mình. Cùng tham khảo công thức và cách làm ngay bên dưới đây cùng M5s nhé.
Máy vặt lông gà có gỉ sét không? Cách khắc phục
Máy vặt lông gà có gỉ sét không? Cách khắc phục

49 Lượt xem

Máy vặt lông gà sau một thời gian sử dụng liệu có bị gỉ sét? Hôm nay hãy cùng Thiết bị M5s tìm đáp án chi tiết trong bài viết phân tích siêu chi tiết dưới đây nhé!
Nguyên nhân và dấu hiệu nhận biết máy vặt lông gà xuống cấp
Nguyên nhân và dấu hiệu nhận biết máy vặt lông gà xuống cấp

132 Lượt xem

Sau một thời gian sử dụng máy vặt lông gà thường bị xuống cấp và hoạt động không hiệu quả, điều này sẽ khiến da gà vịt dễ bị trầy xước, dập mỏ hoặc không thể làm lông sạch sẽ. 

Bình luận
Đã thêm vào giỏ hàng