Tại sao máy vặt lông gà làm trầy da, gãy cánh, dập mỏ gà vịt?
Nếu bạn đang sử dụng máy vặt lông gà mà gặp phải tình trạng gà vịt sau khi làm lông xong lại bị trầy da, gãy cánh hay dập mỏ thì cũng đừng quá lo lắng. Có thể do bạn đang sử dụng loại máy nhổ lông gà kém chất lượng hoặc sử dụng máy không đúng cách.
Xin mời các bạn tham khảo bài viết sau để biết nguyên nhân và cách khắc phục tình trạng gà vịt bị trầy da, gãy cánh, dập mỏ khi sử dụng máy làm lông gia cầm nhé!
1. Nhúng gà vịt vào nước quá nóng
Nhúng gà vịt vào nước quá nóng là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất khiến gà vị bị trầy da, gãy cánh, dập mỏ khi sử dụng máy vặt lông gà. Nhiều người thường trụng gà vịt vào nước sôi sùng sục ở nhiệt độ 100 độ C vì cho rằng như vậy máy sẽ dễ dàng đánh sạch lông hơn.
Tuy nhiên, bạn cần biết rằng khi nhúng gà vịt vào nước quá nóng thì lớp da gà vịt sẽ bị mềm đi do tác động của nhiệt độ cao, khi ma sát với các núm cao su trong máy làm lông gà sẽ dẫn đến trầy xước da gà vịt.
Cách khắc phục: Bạn chỉ cần nhúng gia cầm vào nước nóng khoảng 70 độ C một lần duy nhất, sau đó cho gia cầm vào khoang vặt trong 2 - 3 phút là toàn bộ lông sẽ được đánh sạch sẽ mà không làm trầy da, gãy cánh hay dập mỏ.
2. Núm cao su máy vặt lông gà kém chất lượng
Núm cao su của máy vặt lông vịt đóng vai trò quan trọng trong việc làm sạch lông gia cầm và chất lượng của núm cao su ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng thành phẩm sau khi vặt lông xong.
- Nếu bạn sử dụng phải máy đánh lông gà có núm cao su kém chất lượng, được làm từ nhựa tổng hợp có độ đàn hồi thấp và cứng hơn cao su tự nhiên thì tỉ lệ gia cầm bị trầy da, dập mỏ là rất cao.
- Một nguyên nhân khác có thể do núm cao su đã sử dụng một thời gian dài, từ đó bị hao mòn nhưng không được thay thế kịp thời. Một khi núm vặt ma sát mạnh với gia cầm thì rất dễ xảy ra tình trạng trên.
Cách khắc phục:
Bạn nên ưu tiên sử dụng loại núm cao su tự nhiên có độ mềm dẻo và đàn hồi cao. Để kiểm tra núm vặt có đạt chất lượng hay không thì bạn có thể uốn cong núm, nếu núm vặt nhanh chóng trở về trạng thái ban đầu thì bạn có thể yên tâm sử dụng.
Nếu bạn đã sử dụng máy vặt lông gia cầm từ 6 tháng đến 1 năm thì nên thay núm cao su mới. Việc thay núm vặt mới cực kỳ đơn giản mà bạn có thể thực hiện tại nhà, chỉ cần thực hiện theo các bước sau:
- Bước 1: Dùng kéo để cắt hết các núm cao su mòn ra.
- Bước 2: Thay thế các núm vặt mới vào và đẩy núm cao su cố định như vị trí ban đầu. Bạn có thể bôi một ít nước rửa bát vào núm cao su mới để thay thế dễ hơn.
Bạn có thể tham khảo chi tiết hơn các bước thay núm cao su cũng như một số phụ kiện quan trọng khác của thiết bị vặt lông này trong bài viết "Cách khắc phục các lỗi của máy làm lông gà".
3. Lựa chọn gia cầm vặt lông chưa đúng cách
Một nguyên nhân khác khiến gà vịt dễ bị rách da, dập mỏ mà mọi người thường không chú ý đến đó là lựa chọn gia cầm vặt lông sai cách. Có thể bạn đã chọn phải gà vịt còn non hoặc quá già.
Đối với gà vịt quá già thì lông thường rất cứng nên khi vặt lông ở tốc độ cao sẽ rất khó làm sạch lông hoặc dễ bị rách da.
Nếu bạn chọn phải gà vịt còn non thường có nhiều lông măng, da mỏng, mỏ mềm nên khi vặt lông bằng máy sẽ rất dễ bị trầy da, dập mỏ và còn sót rất nhiều lông con.
Vì vậy việc lựa chọn gà vịt đúng chuẩn là cực kỳ quan trọng. Chúng tôi sẽ mách bạn cách lựa chọn vịt đúng chuẩn nhất như sau:
- Bạn nên lựa chọn vịt đã trưởng thành, lông dày, mỏ to và cứng, hậu môn nhỏ.
- Không nên chọn những con vịt có lông cánh chưa đủ hoặc nhiều lông con, như vậy sẽ rất khó vặt sạch lông.
- Đối với gà, bạn cần lưu ý nên chọn những con có đặc điểm sau:
- Bạn nên chọn gà khỏe mạnh, mắt sáng không lờ đờ, mào đỏ tươi, 2 cánh ép sát mình.
- Lưu ý chọn gà mái tơ, chưa đẻ trứng lứa nào bởi gà mái đã đẻ trứng thường có thịt dai và lông cứng hơn nên khi cho vào máy sẽ khó tuốt lông.
- Bạn vạch da gà lên nếu thấy da gà có màu thâm đen, lông xù, 2 cánh rũ xuôi thì có thể gà đã bị bệnh, bạn không nên chọn loại này.
Ngoài ra, bạn có thể tìm hiểu thêm thêm các vấn đề khác liên quan đến thành phẩm gà vịt trong quá trình sử dụng máy như "Vì sao máy quay lông gà làm gà vịt bị nhão thịt"
4. Dây curoa máy làm lông gà bị chùng
Dây curoa là một sợi dây nối giữa động cơ máy và bộ phận lồng vặt. Khi động cơ quay, dây curoa có tác dụng truyền động đến bánh đàm, làm lồng vặt quay theo.
Do được làm từ cao su nên sau một thời gian sử dụng dây curoa chắc chắn sẽ bị chùn hoặc bị mòn, không còn độ căng như lúc đầu. Từ đó khiến tốc độ quay của lồng vặt lông gà bị chậm lại hoặc khiến lồng vặt lông gà hoạt động không ổn định, rung lắc mạnh. Nên có thể va đập vào gà vịt, gây gãy cánh, dập mỏ.
Để khắc phục tình trạng dây curoa bị chùng, bạn cần:
- Thay thế dây curoa mới: Nếu dây curoa đã quá cũ hoặc bị mòn, bạn cần thay thế dây curoa mới để đảm bảo hoạt động của máy nhổ lông gà được ổn định.
- Điều chỉnh độ căng của dây curoa: Hầu hết các máy vặt lông gà đều có thể điều chỉnh độ căng của dây curoa. Cách thay dây curoa mới cũng cực kỳ đơn giản, bạn chỉ cần làm theo các bước sau:
- Bước 1: Ngắt nguồn điện sau đó đặt nghiêng máy đánh lông gà xuống mặt đất.
- Bước 2: Sử dụng tua vít để vặn con ốc xiết ở bên hông máy đến độ căng thích hợp.
- Bước 3: Sau khi đã điều chỉnh xong độ căng của dây curoa, bạn đặt lại máy trên mặt phẳng và cắm điện sau đó cho máy chạy thử.
Trên đây là 4 nguyên nhân khiến gà vịt bị trầy da, gãy cánh, dập mỏ khi sử dụng máy vặt lông gà và cách khắc phục đơn giản nhất mà Thiết bị M5s muốn chia sẻ đến các bạn. Hy vọng bạn có thể sử dụng máy đạt hiệu quả cao nhất. Cám ơn các bạn đã theo dõi bài viết!